Bốn qui tắc về sức khỏe có thể bỏ
Đã từ lâu chúng ta được khuyên là muốn giữ cho sức khỏe được tốt chúng ta phải “uống tám ly nước một ngày”, ‘ăn chín phần ăn rau và trái cây” và “ tránh ăn thịt đỏ”.
Nhưng mới đây , tiến sĩ tâm tâm lý học Alice Domar , giáo sư tại Đại học Harvard, đồng tác giả cuốn sách Live a Little! Breaking the Rules Won’t Break Your Health cho biết là tư chăm sóc sức khoẻ của chính mình đâu có hoàn toàn “trắng đen” như vậy. Giáo sư Domar nói “Nghiên cứu đã tiết lộ là ai đó đưa ra những hướng dẫn trên đây đã không nắm toàn bộ vấn đề, và thật có nhiều phương cách bảo đảm một sức khoẻ tối ưu hơn như là chúng ta tưởng . Giáo sư Domar nói tiếp “Rất may là những qui tằc mới thân thiên với ngưởi dùng hơn nhiều so với các qui tắc cũ”. Sau đây là bốn qui tắc mới
Qui tắc cũ: Uống 8 ly nước một ngày
Qui tằc mới: Ăn để có nước
Khuyến cáo uống ngần ấy nước mỗi ngày đã được dựa vào hướng dẫn phổ biến năm 1945. Tuy nhiên—theo bác sĩ Howard Murad, tác giả cuốn The Water Secret-- thì phần lớn nhu cầu vể nước cũa cơ thể chúng ta có chứa trong các thực phẫm: trái cây, rau đậu, và các ngũ cốc nguyên hạt nấu chín như yến mạch (oatmeal)và quinoa. Ngoài ra, như bác sĩ Murad nhấn mạnh, các thực phẩm này còn cung cấp thêm những chất dinh dưỡng. Chẳng hạn như trong dưa hấu và dưa leo không những 90 phẩn trăm là nước mà còn có cả những chất chống oxi hóa. Trái lại một ly nước chỉ chứa có nước mà thôi. Bạn biết cơ thể bạn có đủ nước khi nào bạn đi tiểu ra nước trong hoặc hơi vàng và hiếm khi bạn thấy khát nước.
Qui tắc cũ: Ăn chín phần ăn trái cây vả rau
Qui tắc mới: Lấy đồ ăn vừa đủ
Một phần ăn rau cải hoa (broccoli) lối bằng năm chét hoa (florets). Một phẩn ăn rau bina tượng đượng với môt “cup” đầy. Một phần ăn trái soài cỡ bẵng khoảng một nắm tay. Chuyên viên dinh dưỡng Rebecca Scritchfield nói “ Thật không có gì ngạc nhiên khi người ta chẳng biết rõ thế nào là một phần ăn(serving)” . Theo bà Scritchfield thì bạn chẳng cấn phải đếm đo làm gì và thay vào đó chỉ nhớ mổi khi lấy đồ ăn chỉ nên lấy vừa đủ ăn mà thôi: chẳng hạn như sáu cọng măng tây vào bữa tối, một sà-lách bina vào bữa trưa và một trái chuối thái lát cùng vài trái berries vào bữa sáng . Ngoài ra chất lượng thức ăn cũng quan trọng: Chỉ hai phẩn ăn trái cây hay rau đậm mẩu cũng đủ giảm rủi ro bị ung thư và đau tim. Bà Scritchfield nói “Đây củng giống như trò chơi ném phi tiêu. Bạn nhắm vào hồng tâm nhưng phi tiêu găm được vào gẩn hồng tâm cũng tốt rồi”,
Qui tắc cũ: Tránh ăn thịt đỏ
Qui tắc mới: Ăn thịt bò vứa phải có thể tốt cho sức khoẻ
Từ lâu thịt bò vẫn được coi là một tác nhân gây nhồi máu cơ tim vì chứa nhiều chất béo bão hòa. Nhưng một nghiên cứu vào năm 2010 của Đại học Y tế Công cộng Harvard cho thấy là rủi ro tim mạch đến từ những sản phẫm biến chế như xúc xích, hot dog và thịt nguội chứ không phải từ steak, hamburger và những miếng thịt khác không biền chế ( Thủ pham thật sự có thể là muối hay các chất bảo quản). Thịt đỏ là một nguổn cung ứng tốt về sẳt và kẽm tăng cường miễn nhiễm --cả hai khoáng chất này một số phụ nữ bị thiếu.
Thịt bò (đăc biệt là thịt của bò gậm cỏ) cũng có hàm lượng cao về limoleic acid kết hợp (conjugated linoleic acid), một loại chất béo có thể giảm rủi ro ung thư và giảm mỡ trong người
Nhưng bác sĩ Leslie J, Bonci, thuộc Đai học Pittsburg cho biết “Không phài tất cà các lại thịt đỏ đểu giống nhau.” Bà Bonci khuyên nên lựa chọn những miếng thịt nạc (lean cuts) chứ đừng mua những miếng thịt thượng hảo hạng (prime cuts) vì có nhiều vằn mỡ hơn. Ngoài ra mổi tuẩn không nên ăn quá ba miếng thịt cỡ 4-5 ounce ( lớn bằng khoảng một i- phone)
Qui tắc cũ: Giữ chỉ số khối lượng cơ thể trong khoàng từ 18.5 tới 24.9
Qui luật mới: Ăn uống lành mạnh, tập thể dục và để cho sức cân nặng ỗn định một cách tự nhiên
Các bác sĩ sử dụng chỉ số khối lượng cơ thể (BMI=body mass index)-- một tĩ số giữa thân trọng và chiều cao-- để chẩn đoán bệnh mập phì (obesity). Nhưng có những chỉ trích cho rằng chỉ số BMI không đễ ý tới khối lượng cơ bắp (muscle mass) và môt nghiên cứu vể mập phì vào năm 2011 cũng ghi nhận là chỉ số này cỏn bỏ qua cả vòng hông (hip circumference). Nhà dinh dưỡng Joanne Ikeda thuỗc Đại học California, Berkeley nói “ Mỗi người trong chúng ta có kích cỡ và hình dạng khác nhau. Ý niệm cho rằng mọi người phải có chỉ số BMI dưới 25 thật là tức cười” Bà Ikeda cho rẳng một người có thể có chỉ số BMI cao nhưng vẩn tráng kiện
Nghiên cứu hỗ trợ thuyết –dựa vào một nghiên cứu đăng trên tạp chí Journal of the American Medical Association—cho là những phụ nữ manh khỏe dù quá mập tính theo chỉ số BMI rất có thể ít có khả năng bị nhồi máu cơ tim hơn những người hình trạng không tốt. Bà Ikeda khuyên các bệnh nhân của bà đừng để bị chỉ số BMI ám ảnh , và chỉ cần theo một chế độ ăn uống đủ dinh dưởng và tập thễ dục mỗi tuần 150 phút. Bà nói “ Một nếp sống lành mạnh sẽ đem lại cho chúng ta một sức cân nặng lành mạnh”
4 Health Rules You Can Break Today- Leslie Goldman /Oprah.com- Feb 17,2012
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét